Tin tức

Chuyên mục: Tin tức

Nâng cao sức cạnh tranh của DN trong chuỗi cung ứng ngành điện tử

Là một trong những ngành có kim ngạch XK và tốc độ tăng trưởng lớn nhất, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh, cùng với đó đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Chiều ngày 1/8, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tuân thủ pháp luật trong chuỗi cung ứng ngành điện tử”.

Theo đó, ngành điện tử là một trong những ngành có mức độ hội nhập toàn cầu hóa mạnh nhất về mặt tổ chức. Các quy trình sản xuất diễn ra ở các nước và khu vực khác nhau, kết nối các doanh nghiệp ở rất nhiều khâu khác nhau trong chuỗi giá trị thông qua các hình thức sở hữu phức tạp và các mối quan hệ liên công ty.

“Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành điện tử mà vẫn có thể đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm xã hội, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao uy tín doanh nghiệp, nhãn hàng, góp phần tạo thêm việc làm và tăng chất lượng việc làm trong ngành?” – Ông Hoàng Quang Phòng- Phó tịch VCCI đặt vấn đề.

Bởi đặc điểm của sự phát triển mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện tử khá đặc thù, thường có cấu trúc theo ngành dọc nên có thể dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh đáng kể giữa các doanh nghiệp địa phương trong ngành điện tử.

Tại Việt Nam, điện tử là một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Cụ thể, trong năm 2016, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước, tương đương tăng 3,35 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam là Trung Quốc, EU, Mỹ, Hà Lan…

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/5, ngành hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu 8,4 tỷ USD, tăng tới 2,8 tỷ USD, tương đương tốc độ tăng lên đến 50% so với cùng kỳ năm 2016.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã “soán ngôi” vị thứ hai của nhóm dệt may, đưa ngành hàng này trở thành một trong số ít các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao thời gian vừa qua.

Do đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành phải nâng cao sức cạnh tranh, cùng với đó đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần được hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn trong thực thi quy định pháp luật.

Tags:

Tin liên quan

Bình luận

a

a - 01/16/2019 16:27:54

Do đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành phải nâng cao sức cạnh tranh, cùng với đó đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần được hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn trong thực thi quy định pháp luật. Tags:

Viết bình luận